| |

Quy trình vận hành bể bơi

Chia sẻ lại với các cư dân nội dung mọi người đang rất quan tâm hiện nay ở dưới đây để mọi người biết và giám sát công việc BQL đang thực hiện.

BQL đang thực hiện các nội dung ở Mục 3 (2 gạch đầu dòng đầu), nếu tình trạng được cải thiện thì sẽ rất tốt, nếu không thì sẽ sử dụng biện pháp mạnh hơn (sử dụng chất trợ lắng PAC) và khi đó sẽ cần đóng cửa bể bơi tạm thời.

BQL sẽ tạo điều kiện để cư dân quan tâm cùng tham quan, giám sát hệ thống khi có yêu cầu từ cư dân và BQT.

Bên cạnh đó cư dân cũng cần nâng cao ý thức khi sử dụng bể bơi bằng cách lưu ý tắm tráng kỹ trước khi xuống bể bơi và KHÔNG THẢI AMONIAC ra bể bơi.

—–

1. QUY TRÌNH VẬN HÀNH (nước bể bơi)

1.1 Hệ thống kỹ thuật:

– Vận hành hệ thống lọc 24/7 trong mùa cao điểm để tăng cường hệ thống lọc.

– Kiểm tra và châm hóa chất hàng ngày: pH: 7.2-7.6; Clo 0.3-1.5.

– Trước khi tiến hành bổ sung hóa chất cần test nhanh.

– Trường hợp bể có lượng Clo nền quá thấp, diện tích lớn hoặc lượng khách tắm đông trong điều kiện thời tiết nắng gắt, mưa bão… thì phải sử dụng liều lượng cao hơn.

– Kiểm định nước bể bơi theo quy định của Pháp luật định kỳ 3 tháng/lần.

1.2 Công tác vệ sinh:

– Vớt rác nổi, đánh cọ thành và lòng bể, hút cặn đáy hàng ngày vào khung giờ đóng cửa bể bơi buổi trưa và tối.

– Trường hợp nước bể bơi đục, rêu: tăng cường trong cả khung giờ hoạt động vệ sinh các bể không có khách bơi.

– Khi thời tiết sau mưa/giông: thực hiện vớt rác nổi, hút cặn phát sinh đối với bể không có khách.

1.3 Công tác kiểm soát, giám sát:

– Test nhanh thông số nước bể bơi bằng test kit (pH, Clo).

– Kiểm tra đầu giờ hoạt động toàn bộ bể để đánh giá các vấn đề bất thường, tình trạng nước (độ trong, rêu…) để báo cáo và thông báo các BP phối hợp xử lý (nếu cần).

2. KHÓ KHĂN

– Diện tích khu bể bơi rộng (bao gồm 04 bể), vị trí khu vực hút gió, đón bụi nhiều nên thường xuyên phát sinh rác nổi và cặn.

– Khu vực hút gió nên gây bay hơi hóa chất nhanh trong khi việc bổ sung hóa chất chỉ thực hiện được vào ban đêm (ban ngày Cư dân bơi, nếu bổ sung hóa chất quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe Cư dân sử dụng đầu ca).

– Thời tiết mùa hè năm 2022 khác biệt so với các năm trước, nắng mưa liên tục và lượng nước mưa/lần nhiều dồn xuống bể bơi, sau đó nắng tạo môi trường cho rêu phát triển.

– Tại VHG, lượng người bơi cao điểm 700-900 lượt bơi/ngày nên có nhiều chất hữu cơ trong nước, đồng thời lượng armoni thải ra nhiều dẫn tới Clo trong nước giảm đi rất nhanh.

3. GIẢI PHÁP TẠM THỜI

– Tăng cường chạy lọc và rửa lọc hàng ngày, tăng lượng hóa chất bổ sung để xử lý nước bể bơi.

– Tăng tần suất vệ sinh đánh cọ bể và hút cặn đáy để kịp thời xử lý rác nổi, cặn, đánh sạch bề mặt thành bể để không cho rêu bám phát triển.

– Theo dõi đánh giá trong điều kiện thời tiết không mưa sử dụng phương pháp sử dụng chất trợ lắng PAC để thực hiện xử lý triệt để tình trạng rêu.

(Gửi Kế hoạch tạm ngừng bể bơi để xử lý tới Ban Quản trị. Thông báo tới Cư dân thời gian đóng cửa 5-7 ngày.

Tạm dừng bơm lọc bể bơi để thực hiện bổ sung hóa chất.

Theo dõi tình trạng lắng sau khi đánh hóa chất PAC từ 6 đến 8 tiếng, thực hiện hút lắng đáy bể, hút 3 đến 4 lần đảm bảo không còn lượng cặn lắng (kết tủa) xuống đáy bể.

Kiểm tra đã hết lắng, nước bể đã trong tiến hành chạy bơm lọc tuần hoàn, bổ sung hóa chất để duy trì ổn định).

4. GIẢI PHÁP LÂU DÀI

– Duy trì hướng dẫn và yêu cầu Cư dân tắm tráng kỹ trước khi xuống bể (để làm sạch mồ hôi/bẩn trên cơ thể); sử dụng trang phục chuyên dụng cho bơi/lặn.

– Duy trì vệ sinh bể bơi trong thời gian đóng cửa buổi trưa và tối.

– Thực hiện đo nồng độ pH + Clo dư, xử lý hóa chất khi đóng cửa bể bơi.

Similar Posts

Leave a Reply